NGƯỜI CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

19H Nguyễn Tri Phương, Phường 7, Tp Vũng Tàu

NGƯỜI CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Ngày đăng: 31/03/2025 02:29 PM

    Trả lời:

    Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:

    “Điều 624. Di chúc

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

    Bên cạnh đó tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của của người lập di chúc như sau:

    Điều 626. Quyền của người lập di chúc

    Người lập di chúc có quyền sau đây:

    1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

    2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

    3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

    4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

    5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

    Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Dù thế nào, ý nguyện cuối cùng của người để lại di chúc cũng được tôn trọng và thực hiện.

    Ngoài ra, theo quy định pháp luật thì người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế di sản của mình. Vì vậy, dù người thừa kế là người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài hay người nước ngoài, pháp luật nước ta luôn công nhận, miễn là di chúc hợp pháp.

    Tuy nhiên, nếu di sản thừa kế là quyền sử dụng đất ở Việt Nam thì người nước ngoài có được hưởng hay không?

     

    Căn cứ Khoản 6 Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất như sau:

    “Điều 5. Người sử dụng đất

    Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm: 

    6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch.”

    Ngoài ra tại Điều 169 Luật Đất đai 2013 quy định về nhận quyền sử dụng đất như sau:

    “Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất

    1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

    ...

    đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”

    Theo đó, pháp luật chỉ công nhận đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tức là còn giữ quốc tịch Việt Nam. 

    Do vậy, nếu di sản thừa kế là bất động sản, cụ thể là quyền sử dụng đất hoặc nhà ở gắn liền với đất, thì người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài và người nước ngoài sẽ không được đứng tên quyền sử dụng đất nhưng sẽ được hưởng giá trị của bất động sản và nhà ở gắn liền với bất động sản đó nếu những di sản thừa kế này được mang ra giao dịch.

    Zalo
    Hotline